Nghị định mới về cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
Giấy phép lao động cho người nước ngoài và thời hạn sử dụng của giấy phép lao động
Giấy phép lao động là điều kiện cần thiết để người lao động nước ngoài được làm việc một cách hợp pháp và công khai tại Việt Nam. Khi có giấy phép lao động, công dân nước ngoài sẽ được pháp luật Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo luật Lao động của Việt Nam. Giấy phép lao động cho người nước ngoài là loại giấy tờ do cơ quan chức năng có thẩm quyền ở Việt Nam cấp khi đã đảm bảo người lao động nước ngoài đủ điều kiện để làm việc tại Việt Nam.
Công dân nước ngoài cần đảm bảo những điều kiện sau để có thể làm việc tại Việt Nam:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
- Có chuyên môn, sức khoẻ và kỹ năng phù hợp với công việc
- Công dân không phải là đối tượng phạm tội và bị truy cứu trách nhiệm hình sự
- Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
Thời hạn sử dụng cao nhất của giấy phép lao động cho người nước ngoài là 2 năm. Trước khi giấy phép hết hạn, người lao động và người sử dụng lao động cần chủ động làm thủ tục xin gia hạn giấy phép lao động hoặc trả lại giấy phép đã hết hạn cho đơn vị sử dụng lao động.
Những điểm mới trong Nghị định 152/2020/NĐ-CP về cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
Thứ nhất, điểm mới về việc quy định những trường hợp được miễn giấy phép lao động. Bên cạnh những trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động trong nghị định cũ, tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP bổ sung thêm một số trường hợp như sau:
- Người nước ngoài làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm.
- Giáo viên, nghiên cứu sinh được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận vào giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục, đào tạo tại Việt Nam.
- Học sinh, sinh viên học tập tại trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thoả thuận thực tập trong các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Cá nhân có hộ chiếu công cụ vào Việt Nam làm việc cho cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức chính trị - xã hội.
Tuy nhiên, các trường hợp trên vẫn phải có giấy xác nhận của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Thời hạn tuỳ thuộc vào diện lao động cụ thể mà khác nhau, lưu ý, thời hạn tối đa là 02 năm.
Thứ hai, Nghị định mới quy định chi tiết về hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài như sau:
Điều 9: Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động
1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ hoặc giấy chứng nhận có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp.
Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.
4. Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật và một số nghề, công việc được quy định như sau:
a) Giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 3 Nghị định này gồm: Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 24 Điều 4 Luật doanh nghiệp hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức. Giám đốc điều hành là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.)
b) Giấy tờ chứng minh là chuyên gia, lao động kỹ thuật theo quy định tại khoản 3, 6 Điều 3 Nghị định này, gồm: văn bằng, chứng chỉ, văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của chuyên gia, lao động kỹ thuật;
c) Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc giấy chứng nhận chuyển nhượng quốc tế (ITC) cấp cho cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc văn bản của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam xác nhận đăng ký tạm thời hoặc chính thức cho cầu thủ của câu lạc bộ thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam;
d) Giấy phép lái tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đối với phi công nước ngoài hoặc chứng chỉ chuyên môn được phép làm việc trên tàu bay do Bộ Giao thông vận tải cấp cho tiếp viên hàng không;
đ) Giấy chứng nhận trình độ chuyên môn trong lĩnh vực bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay;
e) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc giấy công nhận giấy chứng nhận khả năng chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho thuyền viên nước ngoài;
g) Giấy chứng nhận thành tích cao trong lĩnh vực thể thao và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận đối với huấn luyện viên thể thao hoặc có tối thiểu một trong các bằng cấp như: bằng B huấn luyện viên bóng đá của Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC) hoặc bằng huấn luyện viên thủ môn cấp độ 1 của AFC hoặc bằng huấn luyện viên thể lực cấp độ 1 của AFC hoặc bằng huấn luyện viên bóng đá trong nhà (Futsal) cấp độ 1 của AFC hoặc bất kỳ bằng cấp huấn luyện tương đương của nước ngoài được AFC công nhận;
h) Văn bằng do cơ quan có thẩm quyền cấp đáp ứng quy định về trình độ, trình độ chuẩn theo Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và Quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
5. 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
6. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
7. Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
8. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài:
a) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định này là di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng liên tục;
b) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định này là thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế. Phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
c) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị định này là nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm;
d) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Nghị định này là những người chào bán dịch vụ phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;
đ) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Nghị định này là những người làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam phải có văn bản của cơ quan, tổ chức cử người lao động nước ngoài đến làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định này và giấy phép hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
e) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 Nghị định này đối tượng là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật thì phải có văn bản của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam và phù hợp với vị trí dự kiến làm việc.
9. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động đối với một số trường hợp đặc biệt:
a) Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động, đang còn hiệu lực mà có nhu cầu làm việc cho người sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc và cùng chức danh công việc ghi trong giấy phép lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới gồm: giấy xác nhận của người sử dụng lao động trước đó về việc người lao động hiện đang làm việc, các giấy tờ quy định tại khoản 1, 5, 6, 7, 8 Điều này và bản sao có chứng thực giấy phép lao động đã được cấp;
b) Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà thay đổi vị trí công việc hoặc chức danh công việc hoặc hình thức làm việc ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật nhưng không thay đổi người sử dụng lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này và giấy phép lao động hoặc bản sao có chứng thực giấy phép lao động đã được cấp.
10. Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng thực các giấy tờ:
Các giấy tờ quy định tại các khoản 2, 3, 4, 6 và 8 Điều này là 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật; dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
ViTravel – Địa chỉ hỗ trợ giấy phép lao động số 1 Việt Nam
ViTravel là thương hiệu được thành lập từ năm 2012 với nhiều dịch vụ như tour du lịch, dịch vụ làm visa, tư vấn đầu tư… và đặc biệt là nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn hoàn thiện thủ tục xin cấp và gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài.
Với chi phí rất nhỏ: 400.000đ – 600.000đ (theo tỉnh/thành phố) cho giấy phép lao động cấp mới và 300.000đ – 500.000đ (theo tỉnh/thành phố) cho trường hợp gia hạn và cấp mới giấy phép lao động; khách hàng sẽ nhanh chóng giải quyết được những khó khăn, khúc mắc trong quy trình xin giấy phép lao động phức tạp cho công dân nước ngoài. ViTravel cam kết sẽ mang lại cho quý khách những dịch vụ tối ưu nhất. Còn chần chờ gì nữa mà không nhanh tay chọn ViTravel là nơi gửi gắm sự tin tưởng của bạn!
Để biết thêm chi tiết quý khách hàng liên hệ:
CÔNG TY TNHH DU LỊCH & PTTM QUỐC TẾ VIỆT
- Địa chỉ: Tầng 2 số 158 Phan Kế Bính,Cống Vị, Ba Đình, TP.Hà Nội
- Điện thoại: 024.37.369.369
- Phụ trách dịch vụ visa, thẻ tạm trú: 0977.583.086
- Phụ trách thủ tục giấy phép lao động: 0868.29.18.18
- Email: info@vitravel.vn - visa@vitravel.vn