Quy trình xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

Doanh nghiệp bạn đang tìm kiếm thông tin để tiến hành thủ tục cấp giấy phép lao động cho nhân sự là người nước ngoài? Vitravel sẽ giúp các bạn tổng hợp các bước tiến hành thủ tục cấp giấy phép lao động trong bài viết dưới đây: 

I. Quy trình và thủ tục xin cấp giấy phép lao động

Nếu người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động thì cả người lao động và người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt theo luật Lao động. Nếu công dân nước ngoài làm việc mà không có giấy phép lao động thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính, kèm theo hình phạt bổ sung đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh từ 1-3 tháng tùy theo mức độ vi phạm. Đối với người lao động khi làm việc không có giấy phép lao động trên 3 tháng thì sẽ bị trục xuất về nước theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động).

Chính vì vậy, việc xin giấy phép lao động là một việc quan trọng và cần thiết đối với những công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Quy trình, thủ tục xin giấy phép lao động là một quy trình và quá trình phức tạp và thành phần hồ sơ luôn thay đổi theo từng giai đoạn, đòi hỏi người lao động cần có sự hiểu biết rất chính xác về giấy phép lao động. Sau đây là quy trình xin giấy phép lao động cơ bản:

1. Bước 1: Tiến hành nộp hồ sơ Xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài. Thời gian nộp phải trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng lao động nước ngoài. 

- Trong trường hợp doanh nghiệp bạn tiến hành xin chấp thuận vị trí lần đầu tiên thì soạn mẫu số 01/PLI ban hành kèm theo nghị định 152/2020/NĐ-CP. 

- Trường hợp thực hiện thay đổi nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài thì soạn hồ sơ theo mẫu số 02/PLI ban hành kèm theo nghị định 152/2020/NĐ-CP. 

2. Bước 2: Sau khi được chấp thuận vị trí sử dụng lao động nước ngoài. Tiến hành soạn hồ sơ cấp phép theo mẫu số 11/PLI ban hành kèm theo nghị định 152/2020/NĐ-CP. 

- Hồ sơ phải nộp trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam. 

- Lưu ý tùy vào vị trí, chức danh công việc và hình thức làm việc sẽ có các hồ sơ chứng minh khác nhau kèm theo. Nhưng dưới đây là các hồ sơ cơ bản kèm theo để tiến hành cấp phép cho vị trí công việc: Chuyên gia 

- Hồ sơ chứng minh người lao động thuộc đối tượng chuyên gia gồm: Văn bằng, chứng chỉ, văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của chuyên gia.

- Giấy khám sức khỏe hoặc giấy chứng nhận sức khỏe: giấy này do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Việt Nam cấp có giá trị trong vòng thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ hoặc giấy chứng nhận có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài hoặc Việt Nam cấp.

- Lưu ý: Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự đước cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.

- 02 ảnh màu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

- Bản sao chứng thực hộ chiếu - còn giá trị theo quy định của pháp luật.

3. Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động dự kiến làm việc cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo Mẫu số 12/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP. Mẫu giấy phép lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội in và phát hành thống nhất. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

- Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động.

Người sử dụng lao động phải gửi hợp đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó. Hợp đồng lao động là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.

         Vitravel đã giúp bạn tổng hợp hồ sơ và trình tự các bước cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài. Nếu bạn cần thêm thông tin tư vấn chi tiết có thể liên hệ trực tiếp đến Sở Lao động thương binh và xã hội hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, nơi mà doanh nghiệp bạn có trụ sở hoạt động. Hoặc có thể liên hệ qua hotline 0329.52.1919 của Vitravel để được tư vấn giải đáp mọi thắc mắc.

 

Để biết thêm chi tiết quý khách hàng liên hệ:


CÔNG TY TNHH DU LỊCH & PTTM QUỐC TẾ VIỆT

Bài viết liên quan

    0868.29.18.18
    Zalo ChatZalo Chat
    Facebook MessengerFacebook Messenger
    Youtube
    Gửi Email
    {"nalias":"quy-trinh-xin-cap-giay-phep-lao-dong-cho-nguoi-nuoc-ngoai","lang":"2","cattype":"0","catid":"42","catroot":"22","link":"1","UrlEngine":"UrlNewsEngine","site":"1"}